INTERFERON ALFA – Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết  INTERFERON ALFA – Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc INTERFERON ALFAInterferon alfa – 2a: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở giai đoạn mạn tính có nhiễm sắc thể. Philadelphia dương tính, u lympho tế bào T ở da. Thuốc cũng được  chỉ định cho cả carcinom tế bào thận tái phát hoặc di căn và sarcom  Kaposi có liên quan với AIDS ở các người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội. Interferon alfa – 2a còn được chỉ định để điều trị viêm gan B mạn tính hoạt động hoặc viêm gan C mạn tính. Interferon alfa – 2b: Ðiều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, đa u tủy xương (điều trị duy trì), u lympho không Hodgkin độ ác tính thấp (kết hợp với hóa trị liệu), bệnh bạch cầu tế bào tóc, sarcom Kaposi có liên quan với AIDS (ở người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội), hột cơm sinh dục (condilom mào gà), viêm gan B mạn tính hoạt động và viêm gan C mạn tính. Interferon alfa – n1: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan B mạn tính hoạt động ở người lớn có dấu ấn đối với sự sao chép gen. Interferon alfa – n3: Chủ yếu được chỉ định để điều trị condilom mào gà; tuy nhiên, interferon alfa – n3 cũng được dùng để điều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan không A, không B hoặc C mạn tính hoạt động; sarcom Kaposi có liên quan với AIDS, carcinom bàng quang, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính…

Tên chung quốc tế: Interferon alfa.

Mã ATC:

  • Interferon alfa natural: L03A B01,
  • Interferon alfa – 2a: L03A B04,
  • Interferon alfa – 2b: L03A B05
  • Interferon alfa – n1: L03A B06.

Loại thuốc: Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư.

Giá thuốc INTERFERON ALFA : Bình luận cuối bài viết để được thông báo giá

Dạng thuốc và hàm lượng

Interferon alfa – 2a:

  • Bột để tiêm: Lọ 18 triệu đơn vị (MU) bột đông khô kèm với lọ 3 ml dung dịch pha thuốc.
  • Dung dịch tiêm: Lọ 3 MU/1 ml; 6 MU/1 ml; 9 MU/0,9 ml; 18 MU/3 ml; 36 MU/1 ml.

Interferon alfa – 2b:

  • Bột để tiêm: Lọ 3 MU; 5 MU; 10 MU (chỉ dùng để điều trị condylom mào gà) 25 MU; 50 MU (dạng đặc biệt để điều trị sarcom Kaposi liên quan với bệnh AIDS).
  • Dung dịch tiêm: Lọ 3 MU/0,5 ml; 5 MU/1 ml; 5 MU/ 0,5 ml; 10 MU/1 ml; 25 MU/5 ml.

Interferon alfa – n1:

  • Dung dịch tiêm chứa 3, 5 hoặc 10 MU interferon của tế bào dạng lymphoblast người đã tinh chế trong 1 ml dung dịch ổn định.

Interferon alfa – n3:

  • Dung dịch tiêm: Lọ 5 MU/1 ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

  • Interferon là những cytokin xuất hiện tự nhiên có các đặc tính vừa chống virus vừa chống tăng sinh. Chúng được tạo thành và tiết ra để đáp ứng với nhiễm virus và nhiều chất cảm ứng sinh học và tổng hợp khác. Interferon alfa là gluco – protein đơn chuỗi.
  • Interferon alfa – 2 (a và b) là những chất sinh tổng hợp.
  • Interferon alfa – n1 (Ins) là chất pha trộn có độ tinh khiết cao những interferon alfa tự nhiên của người lấy được từ các tế bào dạng nguyên bào lympho sau khi cảm ứng với virus Sendai.
  • Interferon alfa – n3 là dạng đa phân chủng của những interferon tự nhiên tách ra từ bạch cầu người.
  • Interferon alfa là protein tan trong nước có hoạt tính biểu thị bằng đơn vị quốc tế (đvqt). 10 triệu đvqt tương đương với 0,05 mg protein interferon alfa.
  • Các interferon có hoạt tính chống virus, chống tăng sinh và điều biến miễn dịch. Tác dụng chống virus và chống tăng sinh được cho là có liên quan với những biến đổi trong tổng hợp RNA, DNA và các protein tế bào, kể cả các gen ung thư. Cơ chế chính xác của hoạt tính chống khối u còn chưa biết, nhưng có thể có liên quan với một trong ba tác dụng sau:
  • Chống virus: Ức chế sự sao chép virus trong các tế bào nhiễm virus.
  • Chống tăng sinh: Ngăn chặn tăng sinh tế bào.
  • Ðiều biến miễn dịch: Tăng hoạt tính thực bào của đại thực bào và tăng tính độc hại tế bào đặc thù của các tế bào lympho đối với các tế bào đích.

Dược động học

  • Nồng độ huyết thanh của interferon khác biệt rất lớn giữa các cá thể. Interferon không hấp thu qua đường tiêu hóa. Thuốc được lọc và hấp thụ qua các ống thận. Interferon alfa được hấp thu tốt sau khi tiêm bắp hoặc dưới da; phần thuốc thực sự hấp thu được theo đường tiêm bắp và dưới da theo thứ tự là 83% và 90%.

Thời gian đạt nồng độ đỉnh:

  • Ðối với interferon alfa – 2a, liều duy nhất khi tiêm bắp là 3,8 giờ; tiêm dưới da là 7,3 giờ.
  • Interferon alfa – 2b, liều duy nhất khi tiêm bắp hoặc dưới da là 3 – 12 giờ.
  • Khi tiêm tĩnh mạch, thuốc được phân bố và thải trừ nhanh hơn.
  • Interferon alfa không qua hàng rào máu – não. Interferon bài xuất vào nước tiểu với lượng không đáng kể. Chưa biết interferon có qua
  • được nhau thai người hay không. Các nghiên cứu ở chuột cho thấy interferon phân bố vào cả trong sữa, nhưng chưa biết interferon có phân bố trong sữa người hay không.

Nửa đời:

  • Interferon alfa – 2a, tiêm bắp: 6 – 8 giờ; tiêm tĩnh mạch: 3,7 – 8,5 giờ (trung bình: 5,1 giờ).
  • Interferon alfa – 2b, tiêm bắp hoặc dưới da: 2 – 3 giờ.
  • Interferon alfa – n1, tiêm tĩnh mạch: khoảng 8 giờ.

Chú ý: Sự tích lũy có thể xảy ra với liều dùng tiêm bắp hàng ngày.

  • Interferon alfa – 2a: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở giai đoạn mạn tính có nhiễm sắc thể
  • Philadelphia dương tính, u lympho tế bào T ở da. Thuốc cũng được  chỉ định cho cả carcinom tế bào thận tái phát hoặc di căn và sarcom  Kaposi có liên quan với AIDS ở các người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội. Interferon alfa – 2a còn được chỉ định để điều trị viêm gan B mạn tính hoạt động hoặc viêm gan C mạn tính.
  • Interferon alfa – 2b: Ðiều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, đa u tủy xương (điều trị duy trì), u lympho không Hodgkin độ ác tính thấp (kết hợp với hóa trị liệu), bệnh bạch cầu tế bào tóc, sarcom Kaposi có liên quan với AIDS (ở người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội), hột cơm sinh dục (condilom mào gà), viêm gan B mạn tính hoạt động và viêm gan C mạn tính.
  • Interferon alfa – n1: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan B mạn tính hoạt động ở người lớn có dấu ấn đối với sự sao chép gen.
  • Interferon alfa – n3: Chủ yếu được chỉ định để điều trị condilom mào gà; tuy nhiên, interferon alfa – n3 cũng được dùng để điều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan không A, không B hoặc C mạn tính hoạt động; sarcom Kaposi có liên quan với AIDS, carcinom bàng quang, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính…

Chống chỉ định

  • Interferon alfa – 2a, interferon alfa – 2b, interferon alfa – n3 có chống chỉ định dùng cho người bệnh quá mẫn với interferon alfa hoặc bất cứ một thành phần nào trong các thuốc đó.
  • Interferon alfa – 2a có chống chỉ định dùng cho người bệnh quá mẫn với rượu benzylic.
  • Interferon alfa – 2a và interferon alfa – n3 cũng có chống chỉ định dùng cho người bệnh quá mẫn với protein của chuột; interferon alfa – n3 còn có chống chỉ định dùng cho người bệnh có quá mẫn với protein trứng hoặc neomycin.

Thận trọng

  • Thận trọng đối với người bị động kinh, di căn não, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh tim, suy thận hoặc suy gan nặng hoặc bị ức chế tủy. Vẫn chưa xác minh được tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 18 tuổi. Cần kiểm tra mắt một cách hệ thống cho những người đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Trước khi sử dụng thuốc:

  • Các điều kiện ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, đặc biệt là:
  • Mẫn cảm với interferon alfa.
  • Có thai: Tác dụng gây sẩy thai của thuốc đã phát hiện thấy ở khỉ Rheshus.
  • Cho con bú: Vì nguy cơ của các tác dụng phụ là nghiêm trọng nên cần tránh cho con bú trong thời gian sử dụng interferon alfa.
  • Sử dụng cho thiếu niên: Có thể có ảnh hưởng lên chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng cho người cao tuổi: Có thể làm tăng nguy cơ độc với tim và với thần kinh.
  • Những vấn đề trong điều trị khác, đặc biệt là tiền sử có bệnh tự miễn, bệnh tim nặng, bệnh thủy đậu, tổn thương chức năng hệ thần kinh trung ương, đái tháo đường, herpes, tiền sử bị bệnh tâm thần, bệnh phổi, động kinh và rối loạn chức năng tuyến giáp.

Trong khi sử dụng thuốc:

  • Quan trọng là phải được thầy thuốc theo dõi chặt chẽ.
  • Không được thay đổi loại interferon khi không có ý kiến của thầy thuốc, vì có sự khác nhau về liều lượng.
  • Cẩn thận đối với rượu hoặc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác khi đang điều trị.
  • Thận trọng khi lái xe hoặc làm công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, vì thuốc có thể gây mệt mỏi và choáng váng.
  • Thường có sốt và hội chứng giả cúm; có thể cần phải dùng paracetamol trước và sau khi dùng interferon.
  • Thận trọng nếu có ức chế tủy xương xảy ra:
  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn, đặc biệt trong thời kỳ số lượng tế bào máu thấp; cần khám bác sỹ ngay nếu sốt hoặc rét run, ho hoặc khàn giọng, đau lưng hoặc đau sườn, tiểu tiện khó hoặc buốt.
  • Cần đi khám ngay nếu có chảy máu hoặc bầm tím bất thường, đi ngoài phân đen như hắc ín, có máu trong nước tiểu hoặc trong phân hoặc có xuất huyết dạng chấm ở da.
  • Cẩn thận trong việc sử dụng bàn chải đánh răng, tăm xỉa răng.
  • Không được sờ vào mắt hoặc phía trong lỗ mũi trừ khi đã rửa tay ngay trước đó.
  • Cẩn thận khi sử dụng dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, móng chân để tránh đứt tay chảy máu.

Thời kỳ mang thai

  • Chỉ dùng các chế phẩm interferon alfa trong thời kỳ mang thai nếu thấy lợi ích nhiều hơn so với nguy cơ có thể xảy ra cho thai. Các nhà sản xuất khuyên phụ nữ có khả năng mang thai phải dùng một phương pháp tránh thai hiệu lực trong thời gian dùng thuốc. Mặc dù chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có đối chứng trên người với interferon, interferon alfa – 2a và interferon alfa – 2b có tác dụng gây sẩy thai ở khỉ Rhesus, khi tiêm bắp các thuốc trên với các liều tương ứng 1 – 25 MU/kg hàng ngày (gấp 20 – 250 liều cho người) và 7,5 – 30 MU/kg trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú

  • Chưa biết ở người interferon alfa có tiết vào sữa mẹ hay không nhưng ở chuột, các interferon đều có tiết vào sữa. Tuy nhiên, do tiềm năng tác dụng phụ nghiêm trọng đối với trẻ còn bú, cần tránh cho con bú trong thời gian dùng interferon.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Hệ thần kinh: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó chịu, sốt và rét run,  trầm cảm.
  • Da: Viêm da, ban da, ngứa, ban đỏ, da khô, rụng tóc lông.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón, đau bụng, khô miệng, viêm miệng, chán ăn, có vị kim loại, ợ hơi.
  • Huyết học: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, hemoglobin và hematocrit thấp, ức chế tủy ở mức nhẹ.
  • Gan: Nhiễm độc gan.
  • Thần kinh, cơ và xương: Ðau khớp, đau xương, đau lưng, chuột rút ở chân.
  • Mắt: Ðau mắt bao gồm cả kết hợp với đảo mắt.
  • Tác dụng khác: Toát mồ hôi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Thần kinh trung ương: Giảm cảm giác, mất điều vận, lú lẫn, trầm cảm, bồn chồn, lo âu. Liều cao: Trạng thái sững sờ, hôn mê.
  • Tim mạch: Ðộc tính cho tim, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, hạ huyết áp, đau ngực, phù.
  • Da: Rụng tóc từng phần.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng acid uric huyết, thiểu năng tuyến giáp.
  • Tiêu hóa: Thay đổi vị giác.
  • Huyết học: Ban xuất huyết, chứng xanh tím.
  • Gan: Tăng ALT và AST.
  • Thần kinh: Bệnh dây thần kinh.
  • Tại chỗ tiêm thuốc: Ðau chỗ tiêm.
  • Thần kinh, cơ và xương: Rét run, yếu cơ, co cơ, đau khớp, bệnh lý đa khớp, viêm khớp.
  • Mắt: Rối loạn thị giác.
  • Thận: Protein niệu, tăng creatinin và urê (BUN).
  • Hô hấp: Ho, khó thở, sung huyết mũi, chảy máu cam, chảy nước mũi.
  • Các tác dụng phụ khác: Tạo kháng thể trung hòa interferon, do vậy interferon có thể mất tác dụng đối với người bệnh.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Tự miễn: Viêm mạch, viêm khớp, thiếu máu huyết tán, thiểu năng giáp trạng, lupus ban đỏ hệ thống, Reynaud.
  • Thần kinh trung ương: Co giật, hôn mê, bệnh não, loạn ngôn.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng năng giáp.
  • Mắt: Viêm kết mạc, kích ứng mắt.
  • Tiêu hóa: Khó tiêu, đầy bụng, tăng tiết nước bọt, khát, chảy máu dạ dày – ruột, đại tiện phân đen, viêm thực quản, tăng cảm giác của lưỡi, đổi màu niêm mạc dạ dày ruột, loét dạ dày, đau miệng, chảy máu lợi, tăng sản lợi.
  • Huyết học: Xuất huyết dạng chấm, giảm tiểu cầu.
  • Hô hấp: Thâm nhiễm phổi, viêm phổi, viêm phổi thùy, phù phổi.
  • Phản ứng mẫn cảm: Phản ứng quá mẫn cấp nặng (mày đay, phù mạch, co thắt phế quản hoặc choáng phản vệ).
  • Tâm thần: Lãnh cảm, dễ bị kích thích, tăng hoạt động, chứng sợ bị nhốt kín…

Hướng dẫn cách xử trí ADR

  • Có thể giảm thiểu các tác dụng phụ bằng cách dùng interferon vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể giảm bớt tác dụng phụ giả cúm bằng cách uống paracetamol 30 phút trước khi dùng interferon. Ðể giảm chứng đau cơ nặng thường phải nằm nghỉ 1 – 2 tuần và dùng corticosteroid và/hoặc thuốc giảm đau.
  • Có thể phải giảm liều nếu bị chán ăn và triệu chứng này thường bớt đi trong vòng vài tuần.
  • Buồn nôn: Hiếm khi phải dùng đến thuốc chống nôn.
  • Hầu hết các tác dụng phụ lên hệ thống thần kinh là nhẹ và phục hồi nhanh sau khi giảm liều hoặc tạm ngừng interferon alfa.
  • Ở một số người bệnh có thể dùng methylphenidat hoặc metoclopramid để làm giảm tác dụng phụ. Hiếm khi cần phải ngừng dùng interferon alfa.
  • Cần phải ngừng dùng thuốc khi có giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu nặng. Sau khi ngừng dùng thuốc thì sẽ phục hồi nhanh giảm bạch cầu và/hoặc giảm tiểu cầu, nhưng thiếu máu thì phục hồi chậm.
  • Những trường hợp bị ức chế tủy nặng, cần phải truyền hồng cầu và/hoặc tiểu cầu.
  • Nếu xảy ra các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cần ngừng interferon alfa và có ngay những biện pháp điều trị thích hợp.
  • Nếu xuất hiện bệnh tự miễn trong thời gian đang điều trị interferon alfa, thì phải theo dõi người bệnh chặt chẽ và nếu cần phải ngừng dùng thuốc.
  • Ở những người bệnh có nồng độ thyrotropin huyết thanh không còn duy trì được ở mức bình thường bằng điều trị kháng tuyến giáp hoặc liệu pháp thay thế hormon thì nên ngừng dùng interferon alfa.
  • Khi bị hạ huyết áp nặng cần giảm liều thuốc và/hoặc điều trị hỗ trợ như truyền dịch thay thế để duy trì thể tích tuần hoàn. Hạ huyết áp, loạn nhịp và bệnh lý cơ tim ở người bệnh có tiền sử bệnh tim có thể đòi hỏi phải giảm liều, ngừng sử dụng interferon alfa hoặc điều trị hỗ trợ.

Theo dõi người bệnh:

  • Những vấn đề sau có thể coi là đặc biệt quan trọng trong việc theo dõi người bệnh:
  • SGPT (Alanin aminotransferase: ALT);
  • SGOT (Aspartat aminotransferase: AST);
  • Bilirubin huyết thanh;
  • Creatinin huyết thanh;
  • Lactat dehydrogenase (LDH);
  • Ðo huyết áp;
  • Ðiện tâm đồ: Nên đo trước khi bắt đầu điều trị và từng thời kỳ trong quá trình điều trị ở những người có bệnh tim mạch hoặc bệnh ác tính tiến triển.
  • Hematocrit, hemoglobin, số lượng tiểu cầu và công thức bạch cầu: Nên kiểm tra khi bắt đầu điều trị và từng thời kỳ trong quá trình điều trị.
  • Theo dõi thần kinh – tâm thần: Ðặc biệt cần theo dõi ở người bệnh dùng interferon alfa liều cao.
  • Nồng độ TSH (hormon kích thích tuyến giáp) huyết thanh: Nên kiểm tra lúc bắt đầu điều trị cho người viêm gan không A, không B hoặc C và khi có xảy ra các triệu chứng tổn thương chức năng tuyến giáp trong quá trình điều trị.

Liều lượng và cách dùng

Interferon alfa – 2a:

Những trường hợp sau đây có thể được sử dụng theo cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp:

  • Bệnh bạch cầu tế bào tóc: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày, dùng 16 – 24 tuần; sau đó điều trị duy trì với liều 3 MU, 3 lần mỗi tuần.
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày tăng dần lên 9 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều 9 MU/ngày (tối ưu) đến 9 MU 3 lần/tuần (tối thiểu), cần dùng tối đa là 18 tháng hoặc cho đến khi có đáp ứng hoàn toàn về mặt huyết học. Những người có đáp ứng huyết học không hoàn toàn thì tiếp tục điều trị để đạt được đáp ứng về mặt di truyền tế bào.
  • U lympho tế bào T của da: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày rồi tăng dần cho đến 18 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều tối đa có thể chịu được (cao nhất là 18 MU) 3 lần mỗi tuần.
  • Carcinom tế bào thận: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày tăng dần đến tối đa 36 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều 18 – 36 MU 3 lần mỗi tuần (liều trên 18 MU chỉ dùng bằng đường tiêm bắp).
  • Sarcom Kaposi liên quan với AIDS: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày tăng dần đến 36 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều cao nhất có thể chịu được (tối đa là 36 MU) 3 lần mỗi tuần.
  • Viêm gan B mạn tính: 2,5 – 5 MU/m2 3 lần mỗi tuần, dùng trong 4 – 6 tháng liều tăng dần cho phép nếu các dấu ấn của sao chép virus không giảm sau một tháng điều trị.
  • Viêm gan C mạn tính: 6 MU/m2 3 lần mỗi tuần, dùng 3 tháng; sau đó 3 MU/m2 3 lần mỗi tuần, dùng thêm 3 tháng nữa ở những người bệnh có đáp ứng (thể hiện bằng việc men ALT trở lại bình thường).
  • U lympho không Hodgkin thể nang: Interferon alfa – 2a (rbe) được dùng phối hợp với một phác đồ hóa trị liệu thông thường (như phác đồ phối hợp cyclophosphamid, prednisolon, vincristin và doxorubicin) theo một liệu trình là 6 MU/m2 tiêm dưới da hoặc bắp từ ngày 22 đến ngày 26 của mỗi chu kỳ 28 ngày.

Interferon alfa – 2b:

  • Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy: Liều khuyến cáo dùng hàng ngày là 4 – 5 MU, tiêm dưới da. Khi kiểm soát được số lượng bạch cầu, dùng liều đó 3 lần mỗi tuần (cách nhật).
  • Ða u tủy xương: Ðiều trị duy trì cho người bệnh ở giai đoạn bệnh ổn định sau khi điều trị hóa chất cảm ứng. Có thể dùng đơn trị liệu, tiêm dưới da với liều 3 MU/m2, 3 lần mỗi tuần (dùng cách nhật).
  • U lympho không Hodgkin: Phối hợp với hóa trị liệu; có thể tiêm dưới da với liều 5 MU 3 lần mỗi tuần (cách nhật) dùng 18 tháng.
  • Bệnh bạch cầu tế bào tóc: Liều khuyến cáo là 2 MU/m2 dùng 3 lần mỗi tuần cách nhật. Sau một tháng điều trị thì một hoặc nhiều chỉ số huyết học mới đạt bình thường. Có thể phải sau 6 tháng hoặc hơn thì mới có sự cải thiện số lượng bạch cầu, tiểu cầu và nồng độ hemoglobin.
  • Sarcom Kaposi có liên quan với AIDS: Liều tối ưu vẫn chưa rõ, liều cho thấy có hiệu quả là 30 MU/m2 dùng 3 đến 5 lần mỗi tuần, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Dùng liều thấp hơn (tức là 10 – 12 MU/m2/ngày) cũng không thấy mất hiệu lực.
  • Condilom mào gà: Ðầu tiên cần phải lau sạch chỗ tổn thương để tiêm thuốc bằng một mảnh bông mềm thấm cồn vô trùng. Việc tiêm vào trong chỗ tổn thương cần thực hiện theo cách tiêm vào đáy tổn thương bằng một kim nhỏ (cỡ 30). Tiêm 0,1 ml dung dịch có chứa 1 MU interferon vào nơi tổn thương, 3 lần mỗi tuần, cách nhật, trong 3 tuần. Mỗi lần có thể điều trị cho 5 chỗ tổn thương. Tổng liều tối đa dùng mỗi tuần không được vượt quá 15 MU.
  • Viêm gan B mạn tính hoạt động: Vẫn chưa xác định được phác đồ điều trị tối ưu. Liều thông thường nằm trong khoảng từ 2,5 đến 5 MU/m2 diện tích cơ thể, tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần trong 4 đến 6 tháng.
  • Viêm gan C/không A, không B mạn tính: Liều khuyến cáo là 3 MU tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần cho tới 18 tháng.

Interferon alfa – n1:

  • Bệnh bạch cầu tế bào tóc: Dùng liều cảm ứng tiêm bắp hoặc dưới da, 3 MU mỗi ngày, từ 16 đến 24 tuần. Duy trì: tiêm bắp hoặc dưới da, với liều 3 MU 3 lần mỗi tuần.
  • Condilom mào gà: Tiêm bắp hoặc dưới da, với liều 1 – 3 MU/m2 diện tích cơ thể, 5 lần mỗi tuần, trong 2 tuần; sau đó 3 lần mỗi tuần, trong 4 tuần. Tiếp tục dùng liều tương tự cách nhật hoặc 3 lần mỗi tuần trong 1 tháng.
  • Viêm gan B mạn tính hoạt động: Liều khuyến cáo là dùng trong 12 tuần, 3 lần mỗi tuần tiêm bắp hoặc dưới da, với liều 10 – 15 MU (cho
  • đến 7,5 MU/m2 diện tích cơ thể). Hoặc điều trị với thời hạn dài hơn cho đến 6 tháng với liều thấp hơn (5 – 10 MU 3 lần mỗi tuần, hoặc đến 5 MU/m2 diện tích cơ thể) và thường dùng cho người bệnh không  chịu đựng được liều cao.
  • Các chỉ định sử dụng khác là bệnh bạch cầu mạn dòng tủy và viêm gan C (không A, không B).

Interferon alfa – n3:

  • Condilom mào gà: Tiêm vào chỗ tổn thương với liều 250.000 đơn vị, 2 lần mỗi tuần trong 8 tuần (tối đa). Liệu pháp không được lặp lại ít nhất trong 3 tháng sau liệu trình đầu tiên 8 tuần.

Lưu ý: Ðối với các tổn thương to thì có thể tiêm ở một số điểm xung quanh tổn thương, dùng tổng liều là 250.000 đơn vị cho một tổn thương.

Tương tác thuốc

  • Interferon alfa – 2a, alfa – 2b, alfa – n3 không thay thế được cho nhau.
  • Tăng tác dụng: Cimetidin có thể làm tăng hiệu lực chống khối u của interferon trong u hắc tố.
  • Tăng độc tính: Ðã có báo cáo cho rằng interferon làm giảm độ thanh thải của theophylin ở người bệnh viêm gan. Vinblastin làm tăng độc tính của interferon ở một số người bệnh. Cũng cần lưu ý là thuốc làm tăng tỷ lệ bị chứng dị cảm. Interferon có thể làm nặng thêm chứng giảm bạch cầu trung tính zidovudin trong sarcom Kaposi. Phối hợp với vidarabin có thể dẫn đến tăng độc tính thần kinh.

Ðộ ổn định và bảo quản

  • Không được lắc thuốc interferon alfa.
  • Interferon alfa – n3 tiêm phải được bảo quản ở 2 8oC và không để đông lạnh. Dung dịch tiêm ổn định ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ.
  • Interferon alfa – 2a tiêm, bột vô khuẩn và dung dịch thuốc đã pha phải để ở nhiệt độ 2 8oC và không để đông lạnh. Dung dịch pha loãng đóng kèm theo thuốc cũng không được để đông lạnh. Dung dịch thuốc đã pha, ổn định được 30 ngày ở nhiệt độ 2 8oC và được 24 giờ ở nhiệt độ phòng.
  • Bột interferon alfa – 2b để tiêm, dung dịch tiêm và dung dịch thuốc đã pha phải để ở nhiệt độ 2 8oC. Bột dùng để tiêm và các loại dung dịch chưa pha thuốc ổn định ở 45oC tới 7 ngày. Dung dịch thuốc đã pha ổn định trong một tháng ở 2 8oC.

Quá liều và xử trí

  • Chưa có các báo cáo về quá liều nhưng nếu tiêm nhắc lại interferon liều cao có thể gây ngủ lịm sâu, mệt nhọc và hôn mê. Những người bệnh này cần đưa vào viện để theo dõi và điều trị hỗ trợ thích hợp. Những người bệnh bị phản ứng nghiêm trọng với interferon alfa thường bình phục trong vòng vài ngày sau khi ngừng dùng thuốc và được chăm sóc hỗ trợ. Hôn mê gặp ở 0,4% người bệnh ung thư trong các thử nghiệm lâm sàng.

Thông tin qui chế

 

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc INTERFERON ALFA – Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư

   INTERFERON ALFA - Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư (1) INTERFERON ALFA - Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư (3) INTERFERON ALFA - Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư (2)x

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết INTERFERON ALFA – Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư, chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng

 

Cao Thanh Hùng

4 thoughts on “INTERFERON ALFA – Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư

  1. Khổng Thành says:

    Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết  INTERFERON ALFA – Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc INTERFERON ALFA. Interferon alfa – 2a: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở giai đoạn mạn tính có nhiễm sắc thể. Philadelphia dương tính, u lympho tế bào T ở da. Thuốc cũng được  chỉ định cho cả carcinom tế bào thận tái phát hoặc di căn và sarcom  Kaposi có liên quan với AIDS ở các người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội. Interferon alfa – 2a còn được chỉ định để điều trị viêm gan B mạn tính hoạt động hoặc viêm gan C mạn tính. Interferon alfa – 2b: Ðiều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, đa u tủy xương (điều trị duy trì), u lympho không Hodgkin độ ác tính thấp (kết hợp với hóa trị liệu), bệnh bạch cầu tế bào tóc, sarcom Kaposi có liên quan với AIDS (ở người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội), hột cơm sinh dục (condilom mào gà), viêm gan B mạn tính hoạt động và viêm gan C mạn tính. Interferon alfa – n1: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan B mạn tính hoạt động ở người lớn có dấu ấn đối với sự sao chép gen. Interferon alfa – n3: Chủ yếu được chỉ định để điều trị condilom mào gà; tuy nhiên, interferon alfa – n3 cũng được dùng để điều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan không A, không B hoặc C mạn tính hoạt động; sarcom Kaposi có liên quan với AIDS, carcinom bàng quang, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính…

  2. nguyen thi hong says:

    Mình bị sùi mào gà, đã điều trị bằng laserCo2 và hiện đang dùng kháng sinh (Acyclovir, Clarithromycin 500mg) và tăng cường hệ miễn dịch bằng Thymomodulin 80mg.
    Mình muốn tiêm interferon alpha n3 để hỗ trợ làm suy yếu HPV, để tránh tái phát sùi mào gà.
    Hi vọng bên mình cung cấp địa chỉ nơi có thể hỗ trợ tiêm hoặc nơi bán interferon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *