Bệnh trào ngược dạ dày ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh nếu ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà bằng một số mẹo đơn giản hoặc một số bài thuốc nam. Vậy các mẹo đó là gì? Và các bài thuốc đó cách làm như thế nào? Hãy cùng Tracuuthuoctay tìm hiểu qua bài viết này.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược xuất hiện ở dạ dày là hiện tượng acid có trong dạ dày chuyển động ngược về vùng thực quản gây ợ nóng, ợ chua, tức ngực, khó thở và buồn nôn. Đây là bệnh lý đường tiêu hóa hay gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em do những nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố gây bệnh thường gặp có thể kể như bệnh lý viêm loét dạ dày, ăn uống không khoa học, căng thẳng, stress hoặc dùng thuốc nhóm NSAIDs.
Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản thường là mãn tính, bị ảnh hưởng bởi lối sống sinh hoạt, do đó rất khó để chữa trị dứt điểm trong thời gian ngắn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh như dùng các thuốc PPI, thuốc kháng acid, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nhân dân ta thường hay trị bệnh bằng cách sử dụng các bài thuốc Nam, phổ biến nhất là dùng gừng để chữa hội chứng này.
Mẹo chữa trào ngược dạ dày
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày có rất nhiều cách, với các tình trạnh triệu chứng nặng cần có sự hỗ trợ can thiệp từ bác sĩ thì đối với người mới mắc bệnh hoặc ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa trị tại nhà đơn giản như sau.
1. Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ
Nghệ tươi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, có thể chữa trị được nhiều bệnh về tiêu hóa khác nhau trong đó có cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hoạt chất Curcumin có trong nghệ vàng có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm, ức chế các nguyên nhân gây triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, còn hỗ trợ các hoạt động của đường tiêu hóa như: làm lành vết loét dạ dày, thúc đẩy quá trình co bóp, hạn chế tiết ra acid.
2. Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, quy kinh tỳ, phế, vị; dùng để làm ấm dạ dày, giảm nôn. Củ gừng có nhiều thành phần hợp chất hóa học như: Tecpen, Zingerol, Oleoresin. Đem lại tác dụng chống viêm, cân bằng acid dạ dày cũng như ức chế hình thành Prostaglana, giúp chống lại chứng trào ngược và các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Làm giảm triệu chứng khó chịu, buồn nôn mà còn góp phần cải thiện chức năng của dạ dày, hạn chế tình trạng acid dịch vị bị trào ngược.
Bên cạnh đó, gừng còn là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng tốt trong nhiều bệnh lý khác như: chữa ho, chữa cảm lạnh. Chính vì vậy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày uống nước gừng rất có lợi trong điều trị bệnh.
3. Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong
Từ ngày xưa ông cha ta đã tìm ra được phương pháp có thể chữa đau dạ dày và làm dịu các triệu chứng trào ngược axit bằng mật ong và nghệ.
Mật ong vừa chống oxy hóa, vừa tiêu diệt gốc tự do. Trong khi đó, một phần nguyên nhân gây trào ngược và đau dạ dày là vì các gốc tự do làm tổn thương những tế bào lót ở đường tiêu hóa. Vì vậy mật ong sẽ ngăn ngừa diễn tiến của bệnh bằng cách loại bỏ các gốc tự do.
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên và có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị truyền thống khác mà không cần quá lo ngại về tác dụng phụ hay ảnh hưởng tiêu cực.
4. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng nha đam
Theo Đông y, nha đam có vị ngọt nhạt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp chữa một số bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc hỗ trợ điều trị viêm gan và viêm xương khớp.
Những người mắc chứng táo bón, viêm ruột hay rối loạn tiêu hóa có thể sử dụng gel nha đam để làm nước ép hoặc chế biến thành món nha đam hầm xương có lợi cho hệ tiêu hóa.
5. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng trà hoa cúc
Từ lâu, trà hoa cúc được được nhiều người công nhận như một chất chống viêm, kháng khuẩn. Trào ngược dạ dày khiến cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây sưng, viêm đau rát tại thực quản.
Uống một tách trà hoa cúc có thể giúp cải thiện tình trạng trên. Nhiều ý kiến cho rằng, khả năng chống viêm của loại thảo dược này không hề kém cạnh các loại thuốc NSAID không kê đơn (chẳng hạn aspirin hoặc ibuprofen).
6. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà
Methol trong bạc hà có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, chống co thắt cơ bắp trong ruột rất tốt. Bạc hà còn giúp chữa triệu chứng phổ biến khi bị viêm dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy.
Lá bạc hà bổ sung tinh chất kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên nên được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày. Bạn có thể dùng một ít lá để hãm trà chung với mật ong hay thảo quả để uống.
7. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng cam thảo
Tác dụng của cam thảo trong điều trị viêm loét dạ dày đã được nghiên cứu thực nghiệm.Người ta cho rằng chiết xuất Glycyrrhizin trong cam thảo là thành phần có thể hấp thụ trực tiếp axit dạ dày nên nó có thể làm giảm axit dạ dày và ức chế viêm loét dạ dày.
Trong y học hiện đại, các dược liệu có nguồn gốc từ cam thảo đang được sử dụng rộng rãi để thay thế cho Bismuth – một loại thuốc chữa viêm loét dạ dày. Các thuốc có nguồn gốc từ cam thảo có khả năng ức chế quá trình sản sinh axit và enzyme tiêu hóa và tăng tiết chất nhầy để che phủ cho những tổn thương viêm loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Các nghiên cứu đã so sánh khả năng diều trị viêm loét dạ dày của cảm thảo có hiệu quả gấp 4 lần so với muối kiềm bismuth nitrat và các loại kháng sinh điều trị dạ dày khác như là amoxicillin, metronidazole, omeprazole.
8. Sử dụng đu đủ để chữa trào ngược dạ dày
Lá đu đủ là một trong những loại lá được sử dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh, trong đó có thể chữa các bệnh lý liên quan về chứng đau dạ dày, điển hình là trào ngược dạ dày.
Theo các nhà nghiên cứu, trong lá đu đủ có chứa hàm lượng lớn chất papain có khả năng phá hủy protein trong cơ thể. Chức năng này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất đạm trong cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn, có khả năng kích thích giúp cho cơ thể đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch.
9. Sử dụng thìa là để chữa trào ngược dạ dày
Thìa là là loại cây có mùi thơm, tính nóng giúp khử tanh và làm tăng hương vị trong món ăn. Bên cạnh tính nóng rất đặc trưng còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Trong hạt thìa là có chứa hàm lượng vitamin vá các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: vitamin B2, vitamin C, khoáng chất Kali, Mangan, Sắt, Magie và kích thích tố nữ như Fenchonem, Cretenoids. Với những hàm lượng này giúp hỗ trợ chữa chứng đầy hơi, khó tiêu và tăng huyết áp hiệu quả.
Đặc biệt là trong hạt thìa là có chứa thành phần Anetholi có tác dụng làm giảm tình trạng các cơn co thắt dạ dày và giúp hạn chế trào ngược dạ dày.
Bài thuốc chữa trị trào ngược dạ dày bằng thuốc nam:
1. Bài thuốc sử dụng nghệ
Cách 1: Nguyên liệu:
- 120g bột nghệ tươi
- 60g mật ong
- Lọ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Trộn nguyên liệu bột nghệ tươi vào mật ong thành hỗn hợp sệt, sau đó đem nặn thành những viên nhỏ. Bỏ các viên đã nặn vào lọ thủy tinh đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Sử dụng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên. Đối với trường hợp nặng thì liệu trình sẽ kéo dài từ 1 – 1.5 tháng, còn ở trong giai đoạn nhẹ sẽ kéo dài 5 – 10 ngày.
Cách 2: Nguyên liệu:
- 10 củ nghệ tươi
- 5 trái chuối chát, xanh
- 5 củ sắn dây
Cách thực hiện:
Nghệ tươi đem gọt vỏ rồi rửa sạch, để cho ráo nước rồi xay nhuyễn đem phơi khô.
Chuối chát và sắn dây cũng đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành que nhỏ đem phơi khô sau đó xay thành bột.
Đem các nguyên liệu vừa sơ chế để bảo quản trong lọ thủy tinh đậy nắp kín trong vòng 2 – 3 tuần.
Cho 2 muỗng bột nghệ, 1 muỗng chuối chát xanh và 1 muỗng sắn dây hòa với 100ml nước ấm. Sử dụng mỗi ngày 2 lần, uống sau bữa ăn trưa và bữa tối 30 phút. Liệu trình kéo dài khoảng 2 tháng.
2. Bài thuốc sử dụng nha đam
Cách 1: Nguyên liệu:
- 1 lá nha đam to.
- Nước tinh khiết.
- Đường.
Cách thực hiện:
Rửa sạch nha đam và gọt bỏ vỏ. Giữ lại phần gel và đem xay nhuyễn với nước. Có thể thêm đường vào tùy khẩu vị. Sử dụng trước bữa ăn 20 phút.
Cách 2: Nguyên liệu:
- 5 lá nha đam tươi.
- 500ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam và gọt vỏ. Lấy gel vừa tách bỏ vào máy xay sinh tố. Đổ nha đam vừa xay vào một lọ thủy tinh sạch và khô. Cho 500ml mật ong vào bình, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Sử dụng mỗi ngày 2 thìa hỗn hợp để uống mỗi ngày. Liệu trình thực hiện trong vòng 1 tháng.
3. Bài thuốc sử dụng hoa cúc
Nguyên liệu:
- 5 – 6 bông hoa cúc nhỏ, loại màu trắng hoặc màu vàng.
- Nước sôi
- Đường
Cách thực hiện:
- Hoa cúc đem rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô nếu là hoa tươi. Còn nếu là hoa khô thì chỉ cần đem rửa sạch. Cho nguyên liệu vào bình trà, thêm một ít nước sôi. Tráng qua nước đầu tiên rồi bỏ nước.
- Cho nước sôi vào ấm khoảng 3 – 4 phút để hơ nguội là có thể dùng được. Sử dụng trước bữa ăn chính 30 phút giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.
4. Bài thuốc sử dụng gừng
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng.
- 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất.
- 1 quả chanh tươi.
Cách thực hiện:
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch và thái mỏng.Cho nước sôi vào bình và vài lát gừng, đun lửa nhỏ khoảng 6 – 8 phút.
- Để cho nước nguội hẳn rồi thêm vào một chút mật ong và nước cốt chanh.Dùng để uống trước bữa ăn trong vòng 20 phút.
5. Bài thuốc sử dụng đu đủ
Nguyên liệu:
1 quả đu đủ chín không quá to + Đường
Cách thực hiện:
- Đu đủ đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt thành từng miếng, bỏ cả hạt đu đủ. Cho đu đủ hấp cùng với một chút đường.
- Ăn trước bữa ăn chính khoảng 30 phút, có thể ăn một ít để tránh tình trạng trào ngược dạ dày. Sử dụng mỗi ngày 2 lần trong 2 bữa ăn chính, kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần
6. Bài thuốc sử dụng cây hoắc hương
Nguyên liệu:
- 16g rau má
- 12g hoắc hương
- 12g gừng tươi
- 16g gạo nếp
- 8g lá dành dành
Cách thực hiện:
- Sắc hỗn hợp bao gồm rau má, hoắc hương, gừng tươi, gạo nếp và lá dành dành nấu cùng với 750ml nước (khoảng chừng 3 chén nước) cho đến khi nước cạn còn 1 chén.
- Chia ra 3 lần uống, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Lưu ý: bài thuốc không dành cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
7. Bài thuốc sử dụng thìa là
Nguyên liệu:
- 100gr hạt thì là.
- Nước.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nhai chậm khoảng 2 – 3 hạt thìa là sau bữa cơm trưa và bữa tối. Nhai thật kỹ để phát huy được dược tính có trong hạt. Duy trì khoảng 1 tuần sau mỗi bữa ăn.
- Cách 2: Đun khoảng 100gr hạt thìa là với nước, sử dụng uống mỗi ngày 3 lần. Có thể cho thêm một chút nước cốt chanh để gia tăng hương vị.
- Lưu ý khi sử dụng hạt thìa là: Không nên sử dụng quá nhiều hạt thìa là ở mức quy định cho phép để tránh có những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nam chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng thuốc Nam để chữa chứng trào ngược dạ dày được áp dụng khá phổ biến bởi những đặc tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, để việc điều trị giúp mang lại hiệu quả cao thì người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Không thể mang đến hiệu quả tức thời như sử dụng thuốc Tây, vì thế phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh để mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Không được tự ý kết hợp thuốc Nam và thuốc Tây để điều trị, vì có thể gây ra một số phản ứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp thêm một số hoạt động tích cực cho cơ thể như tập thể dục, yoga,… Xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và tránh gây áp lực cho bản thân.
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào thực đơn mỗi ngày. Hạn chế hoặc tránh xa các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
- Đối với tình trạng nặng, người bệnh nên lựa chọn các bài thuốc do các chuyên gia, y bác sĩ YHCT bào chế và có liệu trình cụ thể thay vì sử dụng các bài thuốc “tại gia” như đã kể trên.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng điều trị, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc cũng đã xây dựng nên một liệu trình sử dụng Sơ can Bình vị tán rất cụ thể, chi tiết cho người bệnh.
Nguồn uy tín: tracuuthuoctay
Có thể bạn quan tâm
Nguồn tham khảo
Nguồn https://www.healthline.com/nutrition/heartburn-acid-reflux-remedies , cập nhật ngày 16/05/2020.
Nguồn https://www.health.harvard.edu/digestive-health/9-ways-to-relieve-acid-reflux-without-medication , cập nhật ngày 16/05/2020.
Nguồn https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/diagnosis-treatment/drc-20361959 , cập nhật ngày 16/05/2020.
- Thuốc Scanneuron tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? - 16/05/2022
- Thuốc Vipredni 16 mg tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? - 16/05/2022
- Thuốc Coversyl 5mg tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? - 15/05/2022