Thuốc Ophtablue tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Ophtablue điều trị bệnh gì?. Ophtablue công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Ophtablue giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Ophtablue

Ophtablue
Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Thuốc nhỏ mắt
Đóng gói:Loj 30 ml thuốc nhỏ mắt

Thành phần:

sodium sulfacetamide, Methylene blue
Hàm lượng:
30ml
SĐK:VNA-3997-01
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.PHARMA) – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Thông tin thành phần Sulfacetamide

Dược lực:

Sulfacetamide sodium là một sulfonamid kháng khuẩn.
Dược động học :

Sulfonamid được hấp thu không đáng kể qua niêm mạc. Nhưng sau khi nhỏ dung dịch sulfacetamid 30% vào mắt thì một lượng nhỏ có thể được hấp thu vào giác mạc.
Tác dụng :

Sulfacetamid natri là một dẫn chất sulfonamid dễ tan trong nước, cho dung dịch trung tính nên ít kích ứng kết mạc hơn các sulfonamid khác và thường được dùng làm thuốc nhỏ mắt. Sulfacetamid natri thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng ở nồng độ rất cao có thể có tác dụng diệt khuẩn. Sulfonamid cản trở vi khuẩn sử dụng acid para – aminobenzoic (PABA) hoặc acid para – aminobenzoic glutamic trong quá trình sinh tổng hợp acid folic, cần thiết cho sự phát triển của các vi khuẩn nhạy cảm. Chỉ những vi khuẩn tự tổng hợp acid folic mới bị ức chế bởi sulfonamid; những vi khuẩn có khả năng sử dụng tiền chất của acid folic hoặc acid folic có sẵn không bị tác động bởi các sulfamid. Tác dụng chống vi khuẩn của sulfonamid bị giảm khi có máu hoặc mủ vì chúng có chứa acid para – aminobenzoic.

Phổ tác dụng: In vitro, sulfonamid có phổ tác dụng kháng khuẩn rộng chống vi khuẩn Gram dương (Streptococcus, Pneumococcus) và vi khuẩn Gram âm (Meningococcus, Gonococcus, E. coli, Shigella)… và một số vi khuẩn khác bao gồm Chlamydia tracho-

matis. Tuy nhiên, những vi khuẩn trước đây nhạy cảm với sulfonamid, nay có tỷ lệ kháng ngày càng tăng, nên làm giảm khả năng sử dụng trong lâm sàng của những thuốc này. Những vi khuẩn kháng với một sulfonamid thường kháng chéo với tất cả các sulfo-

namid. Những vi khuẩn kháng cao với sulfonamid thường kháng vĩnh viễn, nhưng trường hợp kháng nhẹ và trung bình thì có thể trở lại nhạy cảm.
Chỉ định :

Ðiều trị và phòng viêm kết mạc, loét giác mạc và các nhiễm khuẩn nông ở mắt (viêm bờ mi) do những vi khuẩn nhạy cảm; đau mắt hột và các nhiễm khuẩn Chlamydia khác (phụ thêm cho liệu pháp sulfonamid uống hoặc tetracyclin uống). 

Phòng nhiễm khuẩn sau khi lấy dị vật hoặc khi có tổn thương ở mắt.
Liều lượng – cách dùng:

Dung dịch 10%: Nhỏ 1 – 2 giọt vào túi kết mạc dưới, cách 2 – 3 giờ 1 lần, nhỏ suốt ngày, đêm ít hơn. Nếu dùng dung dịch 15%: Nhỏ 1 – 2 giọt vào túi kết mạc dưới, ban đầu cách nhau 1 – 2 giờ, về sau, khoảng cách dài ra, tùy theo đáp ứng của người bệnh. Với nhiễm khuẩn nặng, nhỏ 1 giọt dung dịch 30% vào túi kết mạc dưới, cách 2 giờ/1 lần, hoặc lâu hơn, phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn.

Bệnh mắt hột: Nhỏ 2 giọt dung dịch 30%, cách 2 giờ/1 lần, phối hợp với uống sulfonamid hoặc tetracyclin; một cách khác: bôi thuốc mỡ vào mỗi mắt, 2 lần mỗi ngày, trong 2 tháng, hoặc 2 lần mỗi ngày, trong 5 ngày đầu mỗi tháng, trong 6 tháng.
Chống chỉ định :

Mẫn cảm với sulfacetamid. Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
Tác dụng phụ

Khi dùng sulfacetamid tại chỗ trên mắt, có thể gây nóng rát hoặc xót nhưng ít khi nặng đến nỗi phải ngừng thuốc.

Thông tin thành phần Xanh methylen

Dược lực:

Là thuốc giải độc, sát khuẩn nhẹ.

Dược động học :

Xanh methylen được hấp thu tốt từ đường tiêu hoá. Tại các mô, xanh methylen nhanh chóng bị khử thành xanh leukomethylen, bền vững dưới dạng muối, dạng phức hoặc dưới dạng kết hợp trong nước tiểu, nhưng không bị khử trong máu.

Xanh methylen được thải trừ qua nước tiểu và mật. Khoảng 75% liều uống được thải trừ qua nước tiểu, hầu hết dưới dạng leukomethylen không màu ổn định. Khi tiếp xúc với không khí, nước tiểu chuyển sang màu xanh lá cây hoặc xanh da trời do sản phẩm oxy hoá là xanh methylen sulfon. Một phần thuốc không biến đổi cũng được thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng :

Xanh methylen được dùng trong điều trị methemoglobin huyết do thuốc hoặc không rõ nguyên nhân. Ở nồng độ thấp, xanh methlen làm tăng chuyển methemoglobin thành hemoglobin. Nồng độ cao, thuốc có tác dụng ngược lại do xanh methylen oxy hoá ion sắt II của hemoglobin thành sắt III, chuyển hemoglobin thành methemoglobin. Phản ứng này là có sở cho việc sử dụng thuốc trong điều trị ngộ độc cyanid. Trong trường hợp này, methemoglobin tạo bởi xanh methylen sẽ liên kết với cyanid tạo ra cyanmethemoglobin, có tác dụng ngăn chặn tương tác của cyanid với cytochrom là chất đóng vai trò trong hô hấp tế bào.

Thuốc được chỉ định trong điều trị triệu chứng methemoglobin huyết (khi nồng độ methemoglobin trên 20%).

Xanh methylen cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô. Thuốc có liên kết không phục hồi với acid nucleic của virus và phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng.
Chỉ định :

Điều trị methemoglobin huyết mắc phải, hoặc không rõ nguyên nhân.

Giải độc cyanid, nitroprusiat và các chất gây methemoglobin huyết.

Sát khuẩn đường niệu sinh dục.

Dùng tại chỗ để điều trị nhiễm virus ngoài da như Herpes simplex.

Điều trị chốc lở, viêm da mủ.

Làm thuốc nhuộm các mô trong một số thao tác chẩn đoán (nhuộm vi khuẩn, xác định lỗ dò…).
Liều lượng – cách dùng:

Liều tiêm tĩnh mạch cho người lớn và trẻ em là: 1- 2 mg/kg, tiêm chậm trong vài phút. Nếu cần, có thể dùng thêm liều sau 1 giờ.

Khi không khẩn cấp hoặc dùng kéo dài để điều trị methemoglobin huyết do di truyền, uống 3 – 6 mg/kg (150 – 300 mg/ngày cho người lớn) chia nhiều lần trong ngày, kèm 500 mg vitamin C mỗi ngày. Uống với cốc nước đầy để làm giảm rối loạn tiêu hoá và khó tiểu tiện.

Chú ý: Điều trị methemoglobin huyết do dùng liều cao những chất gây methemoglobin kéo dài hoặc liên tục: dùng xanh methylen tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ 0,1 – 0,15 mg/kg thể trọng/giờ, sau khi dùng liều khởi đầu 1 – 2 mg/kg.

Khi tiêm xanh methylen phải tiêm chậm để tránh tạo nồng độ thuốc cao tại chỗ có thể gây tăng nồng độ methemoglobin huyết. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ methemoglobin trong quá trình điều trị.

Pha dung dịch tiêm: dung dịch tiêm truyền càn pha với nước muối đẳng trương 0,9% để có nồng độ xanh methylen 0,05%.
Chống chỉ định :

Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase vì có thể gây tan máu cấp cho người bệnh này.

Người bệnh suy thận.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Không tiêm trong ống cột sống.

Không điều trị methemoglobin huyết do ngộ độc clorat vì có thể biến đổi clorat thành hypoclorit có độ độc cao hơn.
Tác dụng phụ

Xanh methylen thường dùng trong thời gian ngắn. Thuốc có thể gây thiếu máu và một số triệu chứng ở đường tiêu hoá khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch liều cao.

Thường gặp: thiếu máu, tan máu.

Ít gặp: buồn nôn, nôn, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, sốt, hạ huyết áp, đau vùng trước tim, kích ứng bàng quang, da có màu xanh.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay.com tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ophtablue tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Tra Cứu Thuốc Tây
Follow me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *